Vườn trên sân thượng giải nhiệt nhà phố
hoala.vn - Chưa ai làm một cuộc điều tra cụ thể về những khoảng xanh sân thượng ở hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn đã âm thầm đóng góp như thế nào trong việc làm dịu bầu khí đô thị, nhưng tin rằng, với trào lưu làm vườn, trồng rau quả trên sân thượng như hiện nay thì đây sẽ là một đề tài nghiên cứu về môi trường và lối sống người đô thị rất đáng chú ý.
Hoa lạ - hoa đẹp >>
Hoa leo - hoa rủ >>
Hạt giống hoa, hạt giống rau >>
Từ lâu câu chuyện giải nhiệt sân thượng không còn là những vẽ vời đưa đẩy của các kiến trúc sư thừa giấy mực, mà là một đòi hỏi của các chủ nhà có cái nhìn mới, coi ngôi nhà không chỉ mang công năng trú ngụ mà còn là nơi để hưởng thụ và thưởng thức, sống hứng thú.
Vườn trên sân thượng từ chỗ giải quyết bóng nắng, sự hấp thụ nhiệt từ bên trên ngôi nhà đã trở thành một xu hướng sống khi nó đáp ứng được nhu cầu “tìm hơi thở xanh” của thị dân trong những thành phố luôn ô nhiễm, huyên náo, chật chội, vội vàng và báo động quá tải. Con người đánh mất chỗ nương náu trong thiên nhiên và đã đến lúc phải học cách tìm lại nó, tạo ra nó để tự cân bằng. Nào thì trước hết phải có một sân thượng (dĩ nhiên!) rồi tìm kiếm một chỗ đất tốt (bây giờ chỉ cần ra mấy chỗ bán bonsai cây kiểng là có thể mua đất theo ký đóng bao chở về), sau đó tìm kiếm hạt giống hoặc mua cây trồng sẵn vừa đủ cứng cáp, và rồi cuối cùng là: hãy học cách làm một nông dân trong thành phố đi. Học cách chăm bón rồi âm thầm tận hưởng sự khoái trá khi được nhìn một hạt mướp đơm mầm, lớn lên rồi thành dây leo, rồi phủ bóng râm trên đầu ta, hoa vàng trổ ngọt trong mắt ta, rồi những quả dài buông xuống quanh chỗ ta ngồi lật trang sách… Đằng kia, những vuông mầm cải, bắp sú hàng ngày chính tay ta tưới nước – là nước sạch, đất sạch, cho nên khỏi phải tìm rau sạch đâu cho xa. Và kìa, vòm hoa thiên lý đơm bông, bụi khế bé xíu mà sao đầy những quả. Rồi những chậu kiểng cũng vươn lên cao. Ngày gió có thể nằm nghe tiếng xào xạc. Ngày mưa có thể nằm nghe nước dong qua những phiến lá lách tách. Ngày nắng nóng có thể nhận lời cám ơn từ bóng râm!

Thế nên, chả lạ gì khi mấy ông bạn trung niên của tôi dạo này ngồi càphê với nhau không tập trung vào đề tài tham nhũng hối lộ, đâm xe cán chó, bức xúc kẹt xe quy hoạch nữa mà thường sa đà vào một chủ đề khác hào hứng hơn: trao đổi kinh nghiệm trồng cây và nuôi gà trên sân thượng. Có người nhà rộng, khoảng sân lớn háo hức đã đành, người có khoảng sân chưa tới hai mươi mét vuông cũng tham gia câu chuyện với một niềm hào hứng lạ. Nói về thiên nhiên cây cỏ như nói về một tài sản chung, không phân biệt giàu nghèo, rộng hẹp!
Tôi ở nhà thuê, nhưng rồi cũng tìm được một khu vườn nhỏ trên sân thượng. Một khu vườn tôi tạo ra theo cách của mình, không phải xa xôi trong tâm tưởng, trong nỗi hoài nhớ quê nhà xa lắc nào nữa, mà là một khu vườn vừa cụ thể công năng (giải nhiệt cho ngôi nhà) vừa làm cho đời sống của tôi thêm màu sắc.
Rồi một hôm nào đó, tôi mời bạn bè đến, ngồi quây quần bên mâm cơm rau quả “đạm bạc” do tự tay “nhà trồng”, những kẻ giang hồ tứ chiếng cơm đường cháo chợ bảo nhau, hình như ăn thứ rau quả mình trồng bao giờ cũng ngon và an tâm hơn rau quả mua ở chợ.
Từ việc tạo ra một khoảng sân xanh để cùng nhau vun vén, tìm hơi thở tự tại cho đến khi thu hoạch những rau quả, hưởng thụ thành quả là một quá trình mà người văn minh gọi là sống chậm, có điều tiết, cân bằng, nhàn rỗi. Và hãy nhớ lại lời của triết gia Anh Bertrand Russell: “Có thể nhàn rỗi một cách thông minh chính là sản phẩm cuối cùng của khai hóa văn minh”. Carl Honoré, trong cuốn sách lừng danh có tên Ngợi ca sống chậm có nói đại ý, trong cuộc sống vồn vã này, những tín đồ giảm tốc thường dùng chữ eigenzeit (eigen: của mình và zeit: thời gian) để tóm tắt tín điều của mình.
Làm chủ khu vườn, làm chủ thời gian, làm chủ hơi thở là một phương cách sống tích cực mà nhiều người đô thị đang chủ động tạo ra, như một phản ứng cân bằng trước tình trạng môi trường công cộng tổn thương từng ngày. Những thị dân ấy tin rằng, trong cuộc sống tốc độ này, những khu vườn chưa hẳn đã từ bỏ chúng ta, chúng đang hiện diện ở đâu đó trên cao, chỉ cần có thời gian để bước lên là có thể tìm gặp lại màu xanh!
Hoa leo - hoa rủ >>
Hạt giống hoa, hạt giống rau >>
Từ lâu câu chuyện giải nhiệt sân thượng không còn là những vẽ vời đưa đẩy của các kiến trúc sư thừa giấy mực, mà là một đòi hỏi của các chủ nhà có cái nhìn mới, coi ngôi nhà không chỉ mang công năng trú ngụ mà còn là nơi để hưởng thụ và thưởng thức, sống hứng thú.
Vườn trên sân thượng từ chỗ giải quyết bóng nắng, sự hấp thụ nhiệt từ bên trên ngôi nhà đã trở thành một xu hướng sống khi nó đáp ứng được nhu cầu “tìm hơi thở xanh” của thị dân trong những thành phố luôn ô nhiễm, huyên náo, chật chội, vội vàng và báo động quá tải. Con người đánh mất chỗ nương náu trong thiên nhiên và đã đến lúc phải học cách tìm lại nó, tạo ra nó để tự cân bằng. Nào thì trước hết phải có một sân thượng (dĩ nhiên!) rồi tìm kiếm một chỗ đất tốt (bây giờ chỉ cần ra mấy chỗ bán bonsai cây kiểng là có thể mua đất theo ký đóng bao chở về), sau đó tìm kiếm hạt giống hoặc mua cây trồng sẵn vừa đủ cứng cáp, và rồi cuối cùng là: hãy học cách làm một nông dân trong thành phố đi. Học cách chăm bón rồi âm thầm tận hưởng sự khoái trá khi được nhìn một hạt mướp đơm mầm, lớn lên rồi thành dây leo, rồi phủ bóng râm trên đầu ta, hoa vàng trổ ngọt trong mắt ta, rồi những quả dài buông xuống quanh chỗ ta ngồi lật trang sách… Đằng kia, những vuông mầm cải, bắp sú hàng ngày chính tay ta tưới nước – là nước sạch, đất sạch, cho nên khỏi phải tìm rau sạch đâu cho xa. Và kìa, vòm hoa thiên lý đơm bông, bụi khế bé xíu mà sao đầy những quả. Rồi những chậu kiểng cũng vươn lên cao. Ngày gió có thể nằm nghe tiếng xào xạc. Ngày mưa có thể nằm nghe nước dong qua những phiến lá lách tách. Ngày nắng nóng có thể nhận lời cám ơn từ bóng râm!

Thế nên, chả lạ gì khi mấy ông bạn trung niên của tôi dạo này ngồi càphê với nhau không tập trung vào đề tài tham nhũng hối lộ, đâm xe cán chó, bức xúc kẹt xe quy hoạch nữa mà thường sa đà vào một chủ đề khác hào hứng hơn: trao đổi kinh nghiệm trồng cây và nuôi gà trên sân thượng. Có người nhà rộng, khoảng sân lớn háo hức đã đành, người có khoảng sân chưa tới hai mươi mét vuông cũng tham gia câu chuyện với một niềm hào hứng lạ. Nói về thiên nhiên cây cỏ như nói về một tài sản chung, không phân biệt giàu nghèo, rộng hẹp!
Tôi ở nhà thuê, nhưng rồi cũng tìm được một khu vườn nhỏ trên sân thượng. Một khu vườn tôi tạo ra theo cách của mình, không phải xa xôi trong tâm tưởng, trong nỗi hoài nhớ quê nhà xa lắc nào nữa, mà là một khu vườn vừa cụ thể công năng (giải nhiệt cho ngôi nhà) vừa làm cho đời sống của tôi thêm màu sắc.
Rồi một hôm nào đó, tôi mời bạn bè đến, ngồi quây quần bên mâm cơm rau quả “đạm bạc” do tự tay “nhà trồng”, những kẻ giang hồ tứ chiếng cơm đường cháo chợ bảo nhau, hình như ăn thứ rau quả mình trồng bao giờ cũng ngon và an tâm hơn rau quả mua ở chợ.
Từ việc tạo ra một khoảng sân xanh để cùng nhau vun vén, tìm hơi thở tự tại cho đến khi thu hoạch những rau quả, hưởng thụ thành quả là một quá trình mà người văn minh gọi là sống chậm, có điều tiết, cân bằng, nhàn rỗi. Và hãy nhớ lại lời của triết gia Anh Bertrand Russell: “Có thể nhàn rỗi một cách thông minh chính là sản phẩm cuối cùng của khai hóa văn minh”. Carl Honoré, trong cuốn sách lừng danh có tên Ngợi ca sống chậm có nói đại ý, trong cuộc sống vồn vã này, những tín đồ giảm tốc thường dùng chữ eigenzeit (eigen: của mình và zeit: thời gian) để tóm tắt tín điều của mình.
Làm chủ khu vườn, làm chủ thời gian, làm chủ hơi thở là một phương cách sống tích cực mà nhiều người đô thị đang chủ động tạo ra, như một phản ứng cân bằng trước tình trạng môi trường công cộng tổn thương từng ngày. Những thị dân ấy tin rằng, trong cuộc sống tốc độ này, những khu vườn chưa hẳn đã từ bỏ chúng ta, chúng đang hiện diện ở đâu đó trên cao, chỉ cần có thời gian để bước lên là có thể tìm gặp lại màu xanh!