Hoa dâm bụt Nhật ( bông bụp Nhật)
hoala.vn-Hoa dâm bụt có tên khoa học là Hibiscus syriacus huộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae).
Sản phẩm hoa Dâm bụt Nhật >>
Hoa lạ - hoa đẹp >>
Hoa leo - hoa rủ >>
Hoa dâm bụt có nhiều tên gọi khác nhau. Vùng Nam bộ còn gọi hoa là bông bụt. Người Trung Quốc và Nhật Bản khá thống nhất gọi hoa dâm bụt Hibiscus syriacus là mộc cận. Một số hoa khác trong chi Hibiscus còn có tên là phù dung.
Hoa dâm bụt đỏ phổ biến ở Việt Nam còn được người Trung Quốc và Nhật Bản gọi là phù tang hay Phật tang. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.
Nguyễn Trãi có bài thơ Mộc cận:
Ánh nước hoa in một đoá hồng
Vẩn nhơ chẳng bén, bụt là lòng
Chiều mai nở, chiều hôm rụng
Sự lạ cho hay thuyết sắc không
Loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt tức là hoa để dâng lên cho bụt, về sau do đọc trại mà thành dâm bụt.Dâm bụt còn có nghĩa là dâm- che bóng và bụt - Phật. Dâm Bụt là cái lọng che Phật vì hoa có hình dạng giống cái lọng.
Hoa lạ - hoa đẹp >>
Hoa leo - hoa rủ >>
Hoa dâm bụt có nhiều tên gọi khác nhau. Vùng Nam bộ còn gọi hoa là bông bụt. Người Trung Quốc và Nhật Bản khá thống nhất gọi hoa dâm bụt Hibiscus syriacus là mộc cận. Một số hoa khác trong chi Hibiscus còn có tên là phù dung.

Hoa dâm bụt đỏ phổ biến ở Việt Nam còn được người Trung Quốc và Nhật Bản gọi là phù tang hay Phật tang. Hoa lớn, màu đỏ sậm nhưng ít có hương. Nhiều giống, thứ, lai được tạo ra, với màu hoa khác nhau từ trắng tới vàng và cam, hồng, đỏ tươi, với cánh đơn hay cánh đôi.
Nguyễn Trãi có bài thơ Mộc cận:
Ánh nước hoa in một đoá hồng
Vẩn nhơ chẳng bén, bụt là lòng
Chiều mai nở, chiều hôm rụng
Sự lạ cho hay thuyết sắc không

Loài hoa này vốn có tên gốc là hoa dâng bụt tức là hoa để dâng lên cho bụt, về sau do đọc trại mà thành dâm bụt.Dâm bụt còn có nghĩa là dâm- che bóng và bụt - Phật. Dâm Bụt là cái lọng che Phật vì hoa có hình dạng giống cái lọng.
Theo site.google