Công viên thực vật cảnh Việt Nam: về một con người, một nghiệp, một cơ duyên.

Vào một ngày cuối đông của năm 2012, tại cánh đồng Sếu, một cánh đồng hoang dã rậm rạp ven làng Huỳnh Cung, có một người đàn ông tuổi ngũ tuần, mái tóc hoa râm, khuôn mặt dãi dầu sương gió, đang hướng ánh mắt xa xăm về phía cuối cánh đồng hoang rộng lớn kia. Ánh mắt ông chan chứa niềm hân hoan và hạnh phúc, bởi trước mắt ông đang hiện ra nơi mà ông đã vất vả, gian truân tìm kiếm bấy lâu nay, một nơi để cuối cùng ông có thể an trí mà cống hiến toàn tâm toàn sức cho những ý tưởng cao cả mà ông muốn hướng tới cộng đồng, vì một tình yêu bao la, gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và môi trường. Và điều đặc biệt hơn cả, đó lại chính là mảnh đất trên quê hương của ông, làng cổ Huỳnh Cung, mảnh đất mà ông đã gắn bó máu thịt từ thuở ấu thơ. Thật là một cái duyên trời định đã đưa ông đến đó, và từ đó cuộc đời ông đã thay đổi.

Người đàn ông đó chính là ông Đào Mạnh Hùng, và mảnh đất năm đó, từ một khu đất hoang sơ lầy lội, sau 8 năm dài dưới sự kiên trì nỗ lực bằng tất cả bàn tay, khối óc và niềm say mê vô tận với thiên nhiên của ông Hùng, nay đã trở thành Công Viên Thực Vật Cảnh Việt Nam. Mục tiêu của ông là rất rõ ràng: sử dụng nét đẹp của thiên nhiên để lan tỏa đến cộng đồng về thông điệp bảo vệ môi trường, lan tỏa giá trị văn hóa lịch sử của địa phương đến với du khách thập phương. Ý tưởng của ông ngay lập tức nhận được nhiều sự ủng hộ từ dân làng và chính quyền địa phương, những người có chung lòng tha thiết với quê hương như ông. Và họ đã không khỏi ngạc nhiên và khâm phục trước những thành tựu, những tiếng thơm mà ông đã mang lại cho quê hương mình: Hàng vạn lượt khách thập phương khắp nơi nô nức đổ về như trảy hội, báo đài liên tục đưa tin đi khắp muôn nơi, cùng với đó là vô số những bằng khen, tuyên dương của trung ương và thành phố.

Chính cái duyên đã đưa ông Hùng đến với mảnh đất này, một mảnh đất có bề dày lịch sử gắn liền với ngôi làng cổ Cung Hoàng ( Huỳnh Cung). Cánh đồng Sếu là một khu đất có diện tích khoảng 5ha, tọa lạc tại phía Nam của Làng. Nơi đây có đất đai trù phú màu mỡ, do sự bồi đắp của sông Tô Lịch chảy qua, cùng với sự cải tạo của con người trong hang tram năm lịch sử. Chính vì vậy Lúa và hoa màu của người dân rất phát triển, các đầm ao với cá tôm dồi dào cũng là môi trường lý tưởng để chim muông khắp nơi về kiếm ăn, và đặc biệt hơn cả là loài Sếu đầu đỏ, một loài chim hiện đang nằm trong sách đỏ động vật của nước ta. Từng đàn chim Sếu bay và đậu rợp trên những cánh đồng để kiếm ăn và làm tổ, khiến nơi này mang tên là cánh đồng Sếu. Tuy vậy do hoạt động săn bẫy của con người và môi trường sống bị thu hẹp khiến khoảng 20 năm nay, Sếu đã vắng bóng trên những cánh đồng hoang sơ, rậm rạp. Ngoài cánh đồng Sếu thì đầm Sếu cũng là một di chỉ cổ còn lại đến ngày nay. Đây là nơi trũng nhất trên cả cánh đồng, nước tốt quanh năm và hiện đang được công viên khoác lên bộ áo mới bằng những bông hoa sen, hoa súng trồng tại đầm.

Cắt qua cánh đồng Sếu là con đường làng cổ, nằm trên trục giao thông chính của cả trấn. Đây là nơi giao thương, đi lại chính của người dân trong làng và các làng lân cận. Trên con đường này, các cụ trong làng đã cho xây dựng lên Quán Sếu, là điểm dừng chân phía Nam của Làng. Quán Sếu là một nơi rộng rãi và thoáng mát, được xây dựng theo phong cách truyền thống, có các bia đá chấn phong ở trước cửa. Trong suốt chiều dài lịch sử, nơi đây đã là điểm dừng chân của các thương nhân, các bậc trí sĩ, văn nhân đến học tại lớp học của thầy Chu Văn An tại làng Và đặc biệt là nơi đây cũng từng đón tiếp các đoàn tùy tùng của các đời vua thịnh trị đến tế lễ tại đình làng Cung Hoàng ( Huỳnh Cung), nơi thờ hai vị thành hoàng làng là Đức linh ứng Đại Vương hiệu là Hồng Mang và Hồng Bác, con trai của vua Hùng thứ 17. Những dịp như vậy, quán Sếu là nơi để các quan sửa lại lễ vật, áo mũ trước khi họ vào tế lễ tại Đình. Đáng tiếc là bão táp lịch sử đã khiến Quán Sếu dần xuống cấp, trước khi biến mất vào thập niên 70 của thế kỉ trước, sau đó dàn chìm vào quên lãng. Sự xuất hiện của con đường làng mới hơn, rộng hơn cũng khiến cho con đường cổ trở vào làng dần mai một và biến mất.

Thật may mắn, những di tích cổ này ngày nay đang dần được gợi nhớ lại và khoác lên mình những tấm áo đa sắc màu thiên nhiên bởi sự vun trồng khéo léo của ông Hùng. Con đường cổ khi xưa chỉ còn là một bờ đất nhỏ, nay đã được mở rộng và dọc hai bên đường là hai hang cây hoa Tường Vi, trong những năm gần đây đẫ trở thành một điểm du lịch ưa thích của rất nhiều du khách. Di tích Quán Sếu cũng đã được sống lại, khi một bia chấn phong cổ của Quán được khai quật tại lòng Đầm Sếu, hiện đang được dựng lên để hương khói ngay tại nền cũ của Quán.

 

Top keywords Giá thể | Hoa tết | hoa anh đào | tree rose | chậu hoa treo | Cây hoa giống | Hạt giống | Xơ dừa | Cây văn phòng | Hoa trồng chậu | Hoa tử đằng | Cây cảnh phong thủy theo mệnh | Vườn trên mái | hoa hồng leo | Hoa leo | hoa dạ yến thảo | Dụng cụ làm vườn | kệ sắt mỹ thuật | Cây bóng mát | Hoa đẹp
Top