Cây Trúc đen
Mã SP: Masp3135 |
||
Giá: Liên hệ |
Lượt xem: 10477 |
Tình trạng:
Cây Trúc đen có tên khoa học là Phyllostachys nigra
Đặc điểm của cây trúc đen
Cây Trúc đen có dáng đẹp, mọc thẳng có thể cao 6-7 m trồng biệt thự, hàng rào, làm cảnh rất sang trọng. Cây trúc đen rất lạ và nổi bật với thân cây màu tím đến tím đen, bóng đẹp. Khi còn non thân trúc đen có màu tím đen hoặc vàng nâu, xanh lục nhạt. Mỗi mắt trên đốt có 2 cành to và nhỏ. Dưới gốc trúc đen phần cành sát với thân hơi dẹt, tạo với thân một góc 45độ. Lá trúc đen hình trái xoan thuôn dài, đầu lá nhọn, chiều dài lá 8- 12 cm, rộng 1- 1.2 cm. Cành hoa dạng bông ngắn, dài 3,5-5cm.
Cây trúc đen Sinh sản bằng thân rễ
Trong Sách Đỏ Việt Nam năm 1996 và năm 2007 của Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường: Loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro, 1868) mới được phát hiện và đem trồng làm cảnh ở Việt Nam trong một số năm gần đây. Trúc đen là loài hiếm , số lượng cây ít, cần được bảo tồn, vùng phân bố hẹp (chỉ tập trung ở độ cao khoảng 1.200m trở lên ở Sa Pa (tỉnh Lào Cai) và huyện Mèo Vạc, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang), có ý nghĩa khoa học, cần được bảo tồn nguồn gen.
Tác dụng của cây trúc đen
Lá trúc đen dùng làm thuốc chữa cảm cúm, thân làm cần câu, măng ăn được. Người dân bản Khoang (Sa Pa, Lào Cai) lấy thân, là trúc đen này về kết hợp với một số loại cây rừng khác làm thuốc chữa bệnh phong thấp và bệnh hậu sản. Thân trúc đen sau khi khô vẫn giữ màu đen bóng, rất được ưa chuộng làm bàn ghế.
Vào mùa xuân khoảng tháng 2-5 người dân khai thác Măng Trúc đen làm thức ăn, loại măng này rất ngon so với các loại măng khác.
Các bạn có thể xem thêm các giống cây hoa khác trên https://hoala.vn/
Các bạn có thể xem thêm các giống cây hoa khác trên https://hoala.vn/