Thuốc bảo vệ thực vật >>
Đất trồng >>
Giá thể >>
Xơ dừa, mùn xơ dừa >>
Ốc sên thuộc họ (Achatinidae) có nhiều loại, phổ biến là ốc sên hoa (Achatinafulica)…. là loài động vật thân mềm sống ở nhiều nơi trên đất nước ta. Ốc sên ăn thực vật mà món khoái khẩu của chúng là các đọt lá non.
Đối với các chậu phong lan Dendrobium chúng thường chui trốn trong rễ chậu phong lan đợi chiều tối bò ra ăn lá và các giả hành làm cho cây bị hư lá và tạo vết thương nên bệnh dễ xâm nhập gây bệnh cho cây trồng, còn đối với người trồng rau ăn lá khi gieo hạt trên đất, đợi khi hạt nảy mầm lá non vừa nhú thì qua ngày hôm sau bị ốc sên ăn trụi cây mọc không nổi…, vì thế việc phòng trừ ốc sên cần quan tâm thường xuyên. Riêng một số cây ăn trái và cây kiểng lá màu thì hầu như không thấy chúng bén mảng tới.
Trong môi trường tự nhiên vào mùa khô, ốc sên có thể ngủ trong nhiều tháng, nhưng chỉ cần một trận mưa rào đầu mùa, chúng bừng tỉnh và hoạt động bình thường. Ốc sên cảm nhận bằng mùi, có 2 mắt ở 2 đỉnh râu Ốc sên là một loại động vật thân mềm (nhuyễn thể), vỏ to, dày. Đầu có 2 xúc tu (râu), toàn thân liền trong vỏ bao bọc bởi một lớp nhày. Ốc sên ưa thích sống nơi gốc cây ẩm ướt ban ngày thì nằm im trong đáy chậu hay lổ hang nào đó. Đợi chiều mát trời vừa tắt nắng cũng là lúc ốc sên bắt đầu bò ra tìm thức ăn.
Ốc sên – Achatinafulica
Nếu ở nhà chỉ trồng một vài chậu cây nên kiểm tra lúc sáng sớm khi trời vừa sáng và bắt tiêu diệt bằng tay.Ốc sên rất thích thức ăn có mùi thơm ngọt như mít, thơm ( dứa)… nếu ở nhà có bổ trái mít hay thơm thì không nên vứt rác các vỏ trái hay xơ mít, mà tận dụng lại đem bỏ những nơi ẩm ướt, qua sáng hôm sau sẽ thấy ốc sên bò tới thưởng thức. Lúc đó mặc sức mà thu gom diệt gon chúng.
Trường hợp trồng cây với diện tích lớn thì phải sử dụng bả mồi có bán trên thị trường.Trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng năm 2012 thì hoạt chất Metadehyde được các nhà sản xuất làm thuốc dẩn dụ và phòng trừ các loài ốc gây hại mùa màng : Ốc bưu vàng, các loài ốc sên…trên địa bàn TPHCM hiện có bán thuốc trên với các tên bao bì như: Bolis ( 6G, 12G) ; Cửu Châu ( 6Gr, 12Gr ) và Pilot (10B, 15B).
Tất cả loại thuốc trừ ốc trên đều sử dụng theo khuyến cáo bao bì và sử dụng hình thức là rải trên mặt đất hay trộn với đất phân khi trồng cây.
Theo kinh nghiệm cá nhân thấy rằng nên sử dụng rải lúc chiều mát, hay sau cơn mưa chiều, rải nhẹ trên mặt chậu hoặc xung quanh cây trồng, tối ốc sên bò ra ăn phải bả mồi sẽ bị chết hàng loạt. Nên thu gom lai vì ốc chết bị phân hũy sẽ tạo nên mùi hôi cho môi trường. Khi sử dụng bả mồi nên chia làm 2-3 đợt để tiêu diệt số lượng ốc còn lại. Thường khi mua bịch thuốc có trọng lượng 1kg rải được trên diện tích 1.000 m2 và rải được 2 đợt vì khi rải cần để ý cây nào là món ăn thường xuyên của chúng thì cho bả mồi nhiều hơn.
Ốc sên sinh sản rất nhanh nên sau cơn mưa phải đi kiểm tra nếu thấy ốc sên xuất hiện trở lại thì rải thuốc tiếp tục.