Hoa lạ – hoa đẹp >>
Hoa leo – hoa rủ >>
Cây lưỡi hổ
Loài cây này có nguồn gốc từ nơi khô cằn, chịu được khô hạn kéo dài. Đúng ra, cây chỉ sợ dư nước (vào mùa mưa chỉ nên tưới nước 1 lần/tháng). Khi thay chậu, chọn loại đất dành cho xương rồng cộng thêm 1/3 cát to và nên chú ý đến việc thoát nước cho tốt.
Chậu cây lưỡi hổ phong thủy tốt
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ
Ý nghĩa: Cây lưỡi hổ được nghiên cứu và phát hiện đầu tiên là cây có khả năng làm sạch không khí, theo như công bố của Nasa thì cây lưỡi hổ là cây có nhiều tác dụng mạnh trong việc làm sạch không khí, giảm ô nhiễm, theo như nghiên cứu của Nasa thì cây lưỡi hổ hấp thụ độc tố gây ung thư như các chất nitrogen oxide và formaldehyde.
Mặt khác cây lưỡi Hổ khi trao đổi chất thì sử dụng crassulacean cây hấp thụ carbon dioxide và giải phóng khí oxi vào ban đêm (quá trình quang hợp CAM). Do vậy là cây phù hợp để ở phòng khách, phòng làm việc và làm cây nội thất.
Cây lưỡi hổ là cây dễ trồng và dễ chăm sóc có thể được trồng làm cây nội thất trong nhà, có thể được trồng ở nhiều nơi như ban công, phòng khách, phòng làm việc hoặc các khu vực đông người.
Xem thêm: hoa hồng leo trồng ban công cực đẹp.
Có hai cách nhân giống cây lưỡi hổ
Tách bụi cây nhân lúc thay chậu đối với cây già và có viền mầu vàng, hoặc giâm bằng những khúc lá.
Có thể thực hiện giâm lá từ mùa xuân đến cuối mùa hè. Chọn một lá non, khỏe và có mầu đẹp. Cắt ngang sát gốc. Cắt thành từng khúc dài 5cm và để nó tự liền sẹo. Chôn các khúc lá khoảng 1/2 vào chậu có trộn hỗn hợp cát và than bùn ẩm. Đặt chậu vào nơi nóng (220C) và tưới rất ít.
Cách chăm sóc cây lưỡi hổ
– Nhiệt độ: giữ cây sợ rét này ở nơi nhiệt độ ôn hòa, không thấp hơn 130C.
– Chịu nắng: nếu là loại chịu được bóng râm thì cũng nên đặt ở nơi có nhiều ánh sáng được lọc.
– Tưới cây: để đất khô đi hẳn trước khi tưới phía dưới chậu và cao dần lên trên. Vào mùa lạnh hay mưa chỉ cần tưới một lần/tháng.
– Thay chậu: vào mùa xuân, khi nào rễ đã đầy cả chậu.
– Bón phân: vào mùa xuân và mùa hè, mỗi tháng/lần bằng phân giàu potasse (dành cho xương rồng hay cây mỏ hạc).
Các bệnh của cây lưỡi hổ
– Đốm nâu trên lá, thối ở gốc: dư nước.
– Lá bị thâm đen và mềm: nhiệt độ quá thấp.
– Ngọn lá khô, từng mảng nâu rải rác: ánh nắng chiếu vào qua cửa kính.
– Lá nhạt màu hay mất sự pha trộn: thiếu ánh sáng.
– Lá con quá mềm: bón phân quá nhiều, giảm bớt trong một thời gian.
Mọi thông tin liên quan đến cây lưỡi hổ cấc bạn cần liên hệ với những thông tin liên quan
Theo Cẩm Nang Tiêu Dùng