Chẳng biết hình ảnh cây liễu rũ có sức quyến rũ thế nào mà nhiều nhà thơ lớn của Việt Nam đã dành nhiều tình cảm về loài cây này đến vậy.
Và đó là những “hình ảnh” tuyệt tác trong thi ca Việt Nam qua 2 bài thơ nổi tiếng của nhà thơ Xuân Diệu và Hàn Mặc Tử. Hai nhà thơ này được giới phê bình văn học Việt Nam xếp vào “tốp đầu” các nhà Thơ Mới tiên phong trong phong trào Thơ Mới Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Bài thơ “Đây mùa thu tới” của nhà thơ Xuân Diệu được giới phê bình đánh giá là một đỉnh cao của thơ thu.
Hình ảnh cây liễu trong 2 khổ này thật lạ, được nhà thơ dùng diễn tả nét buồn mênh mang của mùa thu:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng
Đây mùa thu tới – mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng.
.
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
Còn đây là hình ảnh của cây liễu trong thơ Hàn Mặc Tử:
Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,
Để nghe dưới đáy nước hồ reo,
Để nghe tơ liễu rung trong gió,
Và để xem trời giải nghĩa yêu.
Đây là khổ thơ hay trong bài thơ “Đà Lạt trăng mờ” được nhà thơ sáng tác từ năm 1933.
Hoa Khá giới thiệu cùng các bạn những hình ảnh của hoa Liễu rũ này nhé!







P/S: Ngày xưa ở Đà Lạt, tôi thường hướng dẫn khách du lịch chụp ảnh bên cạnh những cây liễu rũ bên bờ hồ Xuân Hương. Nhiều người rất thích những tấm ảnh này với dáng vẻ thơ mộng, tha thướt dáng liễu nghiêng bóng mặt hồ.
Rất tiếc ở Quy Nhơn hiện nay tôi đi tìm “dáng liễu rũ bên hồ” như những nàng thiếu nữ xõa tóc mộng mơ, nhưng không tìm đâu được những hình ảnh này, mặc dù có nhiều nơi trồng cây liễu rũ làm cảnh như trong các cơ quan, các khách sạn, nhà hàng sân vườn…
Trần Hoa Khá
Xem thêm: