Hoa vô ưu
Loài hoa che chở nhân tâm
Đón chào Đức Phật Mẹ cầm nhánh hoa
Oai nghiêm voi trắng sáu ngà
Giấc mơ tạ thế trãi hoa sen vàng
Cây hoa vô ưu còn có tên là hoa tha la, sala,Ngọc kỳ lân, Đầu lân hay Hàm rồng.
Vô ưu là một loại cây thân gỗ, cây có thể cao tới 30-35m.
Hoa vô ưu mọc thẳng ra từ thân cây, suốt từ gốc lên, chùm hoa dài ra liên tục có thể tới 2-3m, quả lớn tròn to đường kính quả có thể tới 20cm.
Tán cây vô ưu rậm rạp, hoa Sala rất đẹp và thơm; những cánh hoa rất dầy, thường nở vào buổi sáng!
Hoa vô ưu, Sala hay Tha la, còn gọi là hoa đầu lân mang ý nghĩa thiêng liêng đối với Phật Giáo Nguyên Thủy và Nam Tông, gắn bó với những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Đức Phật Thích Ca.
Hoa sala có mùi rất thơm, hương tỏa xa thanh thoát, được xem là loài hoa vô ưu hay ưu đàm. Sala nở rộ tượng trưng cho Phật Pháp (Dharma), và Đức Phật cuối cùng đã chọn giữa bóng hai cây này (song thọ) để nằm nghỉ và đi vào Niết Bàn
Hoa vô ưu mọc từng chùm trực tiếp từ thân cây chứ không mọc từ cành hay ngọn như những loài hoa khác, khiến ta có thể lý giải về biểu tượng Đức Phật được sinh ra từ cạnh sườn của Hoàng Hậu Maya.
Hình tượng nữ Yashi (Dạ xoa) thân thể với vẻ đẹp lý tưởng đầy gợi cảm, nàng đang đứng dưới bóng cây vô ưu với bàn tay phải với lấy cành cây, thường thấy mô tả trong nghệ thuật điêu khắc cổ.
Thuật ngữ salabhanjika nguyên thủy gắn bó với lễ hội phồn thực “hái hoa sala”, điêu khắc thể hiện những hình tượng đồng nhất người nữ với cây, nhất là cây hoa sala. Ở Ấn Độ, ngày nay cây vô ưu vẫn được thờ cúng, đặc biệt với những cặp hiếm muộn.
Khi kết trái, trái cây Sala chín rất hôi, và khi nó chín nẫu và nồng nặc thì lúc ấy hạt mới đủ già để mọc thành mầm cây mới. Đó cũng là qui luật sinh diệt mà nhà Phật dùng cây Sala để tượng trưng.
hoala.vn