hoala.vn – Tên Việt Nam: cây thừu lựu, cây hoa lựu, thạch lựu, lựu kép
Hoa leo >>>
Giới thiệu chung về cây hoa lựu hạnh
Tên thường gọi: cây lựu hạnh, lựu hạnh cánh kép
Tên khoa học là Punica grantatum
Họ: Myrtaceae Punicaceae
Nguồn gốc xuất xứ:
Người Tây Ban Nha coi màu đỏ rực lửa của hoa lựu tượng trưng cho điềm lành báo hiệu sự giầu có, trên quốc huy của họ cũng vẽ những bông lựu đỏ thắm.
Qua lai tạo, cây lựu được chia thành 2 loại: giống lựu hoa (lựu hạnh) và giống lựu quả
Đặc điểm nổi bật của cây lựu hạnh
Lựu quả, hoa thường cánh đơn, thân cành và cây phát triển to. Lựu hạnh, phần lớn là hoa cánh kép, hoa dầy, cây thấp, là cây cảnh trồng vào chậu được, thân gỗ .Cây hoa lựu hạnh trên thế giới có nhiều màu , ở Việt Nam hiện tại chỉ có màu hoa đỏ rực, ra hoa cả đầu cành,mùa đông càng lạnh hoa càng đẹp. Hoa lá thân cành đều đẹp. Nếu nơi cớm nắng không cho hoa được.
Cây lựu còn là một loại cây sống lâu, có thể sống hàng trăm năm. Lựu ưa nóng, chịu hạn tốt, không đòi hỏi đất tốt, do đó phân bố rất rộng. Li bia là xứ sở của sa mạc, cũng lấy hoa lựu làm vật tượng trưng cho đất nước mình.
Rễ lựu có chất độc pelletiein và isopelletierin được dùng để trừ giun sán. Vỏ quả lựu khô sắc uống trị bệnh tiêu chảy.
Kỹ thuật trồng cây hoa lựu hạnh
Cây lưu thích hợp trồng trên đất pha cát có phân mục, đất phù sa, đất có nhiễu chất dinh dưỡng, cây lựu không sợ nước nhiều mà rất sợ đất khô khan cằn cỗi.
Cây lựu có thể trồng bằng hạt. Tuy nhiên rất lâu. Có thể trồng bằng chiết nhánh, cách trồng này rất phổ biến vì cây lưu rất nhanh ra rễ. Nếu bó nhánh ra hoa rồi, đem trồng, sẽ phát triển đều, tiếp tục cho quá ngay. Cây lựu có thể trồng bằng chiết con vì cây tựu nhảy rất nhiễu con, chiết vào mùa mưa sẽ có kết quả cao.
Cắt sửa, tạo dáng khi lựu hạnh lên cao, cắt xuống cách đất 20 – 30cm (2 – 3 tấc) chừa lại 2 – 4 nhánh để làm sườn cây, rồi lại cắt, uốn theo sở thích.