Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa sứ trong chậu

Hoa sứ đẹp

Cây Sứ trồng bằng hạt có thể ra hoa sau 8 tháng đến 1 năm. Hoa sứ thường có dạng hình phễu nhỏ, xoè 5 cánh to như loa kèn bên ngoài. Tuy nhiên khi đột biến có thể nở ra đến 6-7 cánh rất lạ, đẹp… Chùm hoa từ 3-10 chiếc, thường tập trung ở đỉnh.

Trong một chùm hoa, hoa lớn nở trước hoa nhỏ nở sau, mỗi hoa nở khoảng 8-10 ngày mới tàn, cho nên rất lâu mới nở hết chùm hoa. Cây sứ rất nhiều nhánh, nhiều hoa nên hoa nở gần như quanh năm. Một cây có thể ghép lên nhiều giống có màu sắc hoa khác nhau.

Cây hoa Sứ trong chậu có tên khoa học là Adenium obesum Balt thuộc họ Apocynaceae (họ trúc đào).

Cây sứ dễ trồng, khả năng nhân giống nhanh, hoa đẹp, trên một cây có thể ghép nhiều giống sứ có các màu khác nhau. Ngoài vẻ đẹp của hoa cây sứ còn có thể uốn tạo thành cây kiểng, cây thế nhờ bộ rễ rất đẹp. Vì vậy cây sứ được rất nhiều người ưa thích, trồng sứ sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

cay hoa su
Cây hoa sứ đỏ

Hướng dẫn chọn đất trồng cây hoa sứ:

Cây sứ không kén đất. Các loại đất như đất cát, thịt, thịt nhẹ đều trồng được sứ với điều kiện là đất phải tơi xốp và thoát nước. Có thể trộn hỗn hợp đất trồng sứ như sau: 40 – 50% đất phù sa, cát pha hoặc thịt nhẹ, 50 – 60% chất hữu cơ như xơ dừa mục, vỏ đậu phộng mục, vỏ trấu mục. Nếu đất chua có thể bổ sung thêm vôi, phân lân. Tất cả trộn đều và có xử lý một số thuốc trừ nấm để sát khuẩn, ủ thành đống để sử dụng dần.

Hướng dẫn cách trồng cây hoa sứ trong chậu:

Có 2 cách trồng sứ là gieo hạt và giâm cành. Nhưng hiện nay đa số người chơi sứ đều dùng phương pháp giâm cành. Sứ trồng trong chậu là khá phổ biến vì vừa đẹp vừa dễ chăm sóc nên ít người trồng thẳng xuống đất vườn.

Chậu trồng sứ cần đục lỗ ở đáy để thoát nước, có thể độn một ít đá, gạch nhỏ dưới đáy chậu, tránh làm đất trồng bịt kín lỗ, hoặc rễ sứ chìa ra ngoài lỗ thoát nước, lâu ngày lớn lên làm bít hết lỗ thoát nước.

Dùng đất trồng hoa kiểng Compomix Đầu Trâu đổ đầy đến khoảng 2/3 chậu sau đó đặt cây sứ vào, sửa ở giữa chậu, bộ rễ xoè ra cân đối. Tiếp tục thêm đất sao cho đất chỉ ngập một phần rễ và gần ngang bằng miệng chậu.

Bộ củ rễ to nếu có phải nằm lên trên miệng chậu, đất trồng phải thấp hơn miệng chậu, để khi tưới nước không tràn ra ngoài.
Cây sứ trồng lâu ngày, bộ rễ phình to, phải chuyển sang chậu mới to hơn, đồng thời nâng bộ rễ cho cao lên khỏi miệng chậu, dáng cây mới đẹp.
Sang chậu mới phải đặt cây cho ngay ngắn, nâng bộ rễ lên đồng thời uốn sửa cây theo ý muốn của người chơi sứ, bỏ đất vào khoảng ngang bằng miệng chậu, tưới đủ ẩm.

tao re su
Tạo rễ sứ

Cách sửa bộ rễ và tạo hình cây hoa sứ:

Cây trồng được 1 – 2 năm thì có bộ rễ khá to, người trồng phải uốn sửa cho đẹp. Bộ rễ cây sứ rất dễ sửa, nhất là cây sứ trồng từ hạt lại càng đẹp vì giữa thân và bộ rễ không có eo như sứ giâm cành hoặc chiết cành. Cây sứ trồng bằng hạt có thân và củ dính liền với nhau như thân người đứng, người nằm, người quỳ gối.

Hàng năm vào mùa nắng, ít mưa có thể nâng toàn bộ bộ rễ lên khỏi miệng chậu để tỉa cho thế cây đẹp hơn. Sắp xếp bộ rễ để xoè ra hợp lý, tỉa bỏ bớt các rễ con không cần thiết, mỗi vết cắt đều phải được bôi vôi. Tuỳ theo dáng bộ rễ có thể sửa theo ý muốn của người chơi sứ. Khi uốn sửa bộ rễ thì không nên tưới nước, khi vết cắt hình thành mô sẹo mới được tưới nước.

Cũng có thể nhổ hết cây sứ lên, rũ sạch đất, để nơi râm mát cho mềm bộ rễ, rồi mới uốn sửa và cắt tỉa theo hình các con thú, hình người… Để cho sứ lành sẹo mới trồng trở lại, chăm sóc nơi râm mát đến khi cây ra rễ đâm chồi nhánh mới đem ra nắng và tưới nước bình thường trở lại.

Muốn cây hoa sứ có dáng thế đẹp thì cần phải uốn sửa cẩn thận. Cây sứ lâu năm to cao, cành nhánh nhiều uốn thành nhiều tầng như kiểng cổ, kiểng thế. Cần tỉa bớt những cành nhỏ dư thừa, giữ các cành đúng thế, rồi uốn theo ý muốn.

Hướng dẫn cách bón phân cho cây hoa sứ:

Các loại phân hữu cơ bón thích hợp cho sứ như phân trâu, bò, heo hoai mục, bánh dầu, dùng để bón lúc trồng hoặc khi thay chậu, sửa rễ. Phân vô cơ như đạm, lân, kali, NPK, phân bón lá dùng cho bón thúc định kỳ trong năm. Tùy theo tuổi cây có thể bón phân cho sứ theo loại phân và liều lượng sau:

  • Cây sứ sau khi ra ngôi (mới trồng từ cành giâm) – dưới 6 tháng tuổi: Hòa loãng 10-15gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE trong 10-15 lít nước tưới đủ ẩm, cách nhau khỏang 15-20 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày lần nhằm kích thích ra chồi, lá, rễ.
  • Cây sứ từ 6 tháng – 1 năm: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005 phun định kỳ 7-10 ngày/lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Có thể sử dụng Đầu Trâu 007 phun khi muốn cho sứ ra hoa.
  • Cây sứ trên một tuổi, có hoa ổn định: Bón thúc định kỳ 20-30 gr phân NPK 20-20-15 + TE hoặc NPK 16-12-8 + TE/chậu, cách nhau 20-30 ngày/lần. Kết hợp dùng phân bón lá Đầu Trâu 005, phun định kỳ 7-10 ngày lần, kích thích ra chồi, lá, rễ. Đầu Trâu 007 kích thích ra hoa và Đầu Trâu 009 có tác dụng dưỡng hoa lâu tàn.
trong su trong chau
Trồng sứ trong chậu

Hướng dẫn cách tưới nước cho cây hoa sứ:

Sứ là cây chịu nắng, điều này rất phù hợp với thời tiết miền Nam, tuy nhiên cũng rất sợ úng nước, cho nên chỉ khi nào nắng khô đất mới tưới. Cây sứ vừa mới trồng, mới sang chậu hoặc cắt cành để giâm không nên tưới nhiều nước. Tưới nước cho sứ phải dùng vòi phun nhuyễn, bình phun hoặc hệ thống bơm phun.

Điều khiển ra hoa:

Muốn cây sứ có nhiều hoa thì không để cành sứ quá dài, cành phải được cắt sau mỗi đợt hoa tàn, cắt nhiều lần, mỗi lần chỉ cắt cao thêm một đoạn ngắn, nhiều đoạn ngắn sinh thêm ra nhiều nhánh, nhiều nhánh sẽ có nhiều hoa. Muốn sứ ra hoa vào dịp tết cần căn cứ: Nếu lượng mưa đều trong năm, khí hậu ôn hòa thì cắt cành sứ vào dịp rằm tháng 7 âm lịch.

Nếu trong năm nắng nhiều, mưa ít, hạn hán kéo dài thì cắt cành sứ muộn hơn vào khoảng đầu tháng 8. Kết hợp phun định kỳ các loại phân bón lá có hàm lượng lân và kali cao như Đầu Trâu 007, Đầu Trâu 009, Đầu Trâu 701, Đầu Trâu 901.

Khi thấy lá sứ chuyển từ màu xanh sang màu vàng rồi rụng, ở đầu đọt ngưng phát triển lá non có những mụn lốm đốm là thời kỳ cây đang hình thành nụ.

Phòng trừ sâu bệnh:

Cây sứ xanh tốt thường có nhiều sâu bệnh chính như:

  • Sâu xanh: Nếu thấy trên đọt lá có những đốm đen, đó là do sâu cắn phá, ăn đọt lá non tạo thành. Nhất là sâu xanh, lúc còn nhỏ màu trắng, lớn lên màu xanh, loại sâu này ăn rất nhanh, 2-3 ngày hết cả đọt lá, có thể ăn đứt cả ngọn cây. Dùng một trong các loại thuốc Trebon, Mipcin, Vibasu, Bassa.
  • Rầy bông và bọ sứ: Rầy bông thân nhỏ dẹp, có nhiều lông tơ khắp chung quanh, bọ sứ thì lớn hơn gấp đôi gấp ba rầy bông, thân hình bầu dục, cũng mang rất nhiều lông tơ và lông đuôi khá dài, thường cắn hút nhựa trên đọt lá và tiết ra một chất nhựa ngọt cho kiến ăn, đồng thời cũng làm rơi rụng rất nhiều phấn màu trắng trên ngọn cây; lâu ngày làm hư thối cả ngọn sứ.
    Loại rầy và bọ gây hại trên ngọn cây làm hư ngọn cây, trên trái làm hư trái, nhỏ thì rụng, trái lớn thì làm cong queo hạt lép sau này gieo không mọc lên cây con. Khi thấy phải phun thuốc không cho đẻ trứng. Nếu phát hiện rầy, lấy cọ nhỏ quét sạch cả rầy và phấn trắng.
    Dùng thuốc Vicidi-M 50 ND, Visher 25 ND, Vidithoate 40 ND…
  • Rệp, nhện đỏ: Nhện đỏ có thân màu đỏ, cũng có nhiều lông tơ, mắt thường khó thấy được, chích hút nhựa lá non, làm cho lá non trở lên đỏ nâu rồi rụng, đọt cây trơ trụi. Hàng tháng nên phun thuốc một lần để phòng ngừa. Thuốc trừ có thể là: Trebon, Bi 58, Kelthane, Viphensa 50ND, D-C Ttron Plus….
  • Bệnh thối nhũn: Bệnh thối nhũn là phổ biến nhất ở cây sứ Thái, rất khó trị. Lúc đầu có thể là một chấm đen rồi lan ra rất nhanh, nếu không phát hiện kịp cây sẽ bị thối mềm nhũn. Nhất là trong mùa mưa, có thể làm cho chết cả cây chỉ sau vài ngày.
    Nguyên nhân: Có thể do vi khuẩn gây ra, khi độ ẩm quá cao hoặc do các vết thương từ sâu rầy gây ra.
    Phòng trị: Cắt bỏ hết chỗ nào bị thối mềm nhũn, đến hết chỗ lõi cây có đốm đen, nếu không sẽ tiếp tục lây lan thối hết cả cây, lấy vôi bôi vào vết cắt để sát trùng. Dùng thuốc Batocide 12WP, Viben-C, Newkasuran 16.6 BTN…
  • Bệnh đốm vàng trên lá: Lá sứ sau khi gặp mưa hoặc gió lớn thường sinh ra nhiều đốm nhỏ trên lá màu vàng hoặc nâu như bị phỏng, rồi lan nhanh ra cả lá, sau này sẽ khô quéo lại hoặc rơi rụng. Có khi ăn vào thân cây làm cây mềm thối nhũn từ trên cành xuống qua thân, khi lan đến gốc là cây chết. Có thể do nấm gây ra và lây lan rất nhanh ra cả cây.
    Phòng trị: Bệnh thường phát triển vào mùa mưa nên khi thấy lá vừa bị đốm vàng là phải cắt bỏ ngay và phun thuốc trừ nấm như Topsin, Appenearb, Dithane, zineb, oxyclorua đồng… Cây sứ bị bệnh rất khó trị nên phải thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời.

Trên đây là Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa sứ trong chậu, chúc các bạn chăm sóc tốt cho chậu cảnh nhà mình.

Các tin tức khác:

  • Top 20+ Mẫu Bó Hoa Hồng Đỏ Đẹp Nhất

    Hoa hồng đỏ từ lâu đã trở thành biểu tượng mạnh mẽ của tình yêu và sự lãng mạn. Trong nhiều nền văn hóa, hoa hồng đỏ không chỉ đại diện cho tình cảm chân thành mà còn thể hiện sự tôn trọng và ngưỡng mộ. Chúng thường được sử dụng trong các dịp đặc…

  • Chính sách và quy định chung

    Chính sách và những quy định chung của công ty CP Rose Park Việt Nam ( Bao gồm các điều kiện hạn chế, tiêu chuẩn dịch vụ , quy định, nếu có …) 1. QUY ĐỊNH VÀ HÌNH THỨC THANH TOÁN Giao hàng tận nhà với các khách hàng trên địa bàn Hà Nội. Các…

  • Xì gà Cohiba – Sản phẩm làm từ hương vị đặc biệt của cây xì gà

    Xì gà Cohiba là cái tên đã trở thành biểu tượng của sự sang trọng và tinh tế trong thế giới xì gà, là sản phẩm được tạo ra từ những lá thuốc lá hảo hạng nhất, được trồng và chế biến thủ công theo một quy trình độc đáo. Mỗi điếu xì gà Cohiba…

  • hoa tốt nghiệp

    50+ Mẫu hoa tốt nghiệp đơn giản và nhiều ý nghĩa

    Ngày tốt nghiệp là ngày có nhiều ý nghĩa nhất trong cuộc đời của các bạn sinh viên. Để dành tặng cho nỗ lực và chúc mừng những người bạn của mình vào ngày lễ tốt nghiệp thì có thể mua những bó hoa tốt nghiệp tràn đầy màu sắc và tinh tế. Trong bài…

  • Hoa tươi Vũng Tàu

    Top 10 shop hoa tươi Vũng Tàu đảm bảo về sự tinh tế, hoa tươi, đẹp và chất lượng

    Là biểu tượng của sự tươi mới, tinh khiết và mang ý nghĩa đẹp đẽ. Mỗi loại hoa tượng trưng cho một ý nghĩa khác nhau, và mỗi bó hoa được trao đi là một lời yêu thương mà người tặng nhắn gửi. Không khó hiểu hoa tươi luôn là món quà mà ai cũng…

  • AgriDrone hướng dẫn sử dụng máy bay phun thuốc DJI T40

    Muốn khai thác triệt để công dụng mà máy bay xịt thuốc trừ sâu DJI Agras T40 thì bà con cần biết cách vận hành sản phẩm đúng kỹ thuật. Vậy hãy để AgriDrone hướng dẫn sử dụng máy bay phun thuốc DJI T40 trong bài viết này nhé! Chức năng chính của máy bay…

  • cách cắm hoa lay ơn

    Cách cắm hoa lay ơn tươi lâu và đẹp nhất

    Hoa lay ơn là một trong những loại hoa được nhiều người lựa chọn để trang trí bàn thờ hoặc nhà cửa vào những dịp lễ, Tết trong năm. Vậy làm cách nào để cho hoa lay ơn tươi lâu và đẹp, thì hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây của chúng tôi để…

  • cách cắm hoa thanh liễu

    Ý nghĩa hoa thanh liễu? 20+ cách cắm hoa thanh liễu đẹp

    Hoa thanh liễu là loài hoa mới du nhập vào Việt Nam nhưng được đông đảo người dùng yêu thích và quan tâm. Mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, loài hoa này được biến tấu với nhiều kiểu cắm khác nhau. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn ý nghĩa…

  • mẫu cắm hoa bàn thờ đẹp

    50+ mẫu cắm hoa bàn thờ đẹp đơn giản

    Trang trí bình hoa bàn thờ không những tăng tính thẩm mỹ mà còn thể hiện sự tôn trọng thành kính cho ông bà tổ tiên đã khuất. Do cách cắm hoa bàn thờ được nhiều người quan tâm và tìm hiểu, đặc biệt trong những dịp lễ trong năm. Vì thế, trong bài viết…

  • lạc tiên cảnh

    Lạc tiên cảnh là gì? Ý nghĩa của hoa lạc tiên cảnh, cách trồng và chăm sóc

    Lạc tiên cảnh là một loài cây có nhiều tác dụng và ý nghĩa hay, vì thế nhiều người đã lựa chọn trồng loại cây này cho không gian nhà của họ. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi chia sẻ cho bạn về ý nghĩa của loài hoa lạc tiên cảnh, cách trồng và…

  • Hoa con vẹt hoa lạ quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

    Hoa lạ – hoa đẹp >>Hoa leo – hoa rủ >>     Loài hoa này được nhà thực vật học người Anh Joseph Dalton Hooker phát hiện năm 1901. Ngoài hình dáng vô cùng đẹp mắt như một con vẹt đang bay, chúng còn quý giá ở điểm rất khó nhân giống để phát triển…

  • Những điều bạn có thể chưa biết về cây nội thất

    Khi trang trí nội thất, người ta không chỉ quan tâm đến đồ đạc mà còn phải chú ý đến cả các cây cảnh nội thất nữa. Việc lựa chọn và bố trí các cây cảnh phải phù hợp với không gian, hợp phong thủy thì mới tạo được vẻ đẹp hài hòa và mang…

  • Kệ sắt mỹ thuật đẳng cấp và tinh tế

    Kệ sắt mỹ thuật  được làm từ chất liệu kim loại cứng cáp và bền vững  nhưng không vì thế mà chúng thiếu đi sự lãng mạn và gợi cảm.

  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dâu tây

    hoala.vn- Dâu tây được ưa chuộng bởi vị thơm ngon đặc trưng chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe nhất là đối với phụ nữ. …

  • Hạt nước – Polyme siêu hấp thụ nước

            Việc giữ nước cho cây trồng vào mùa khô hạn là rất cần thiết thì Polyme siêu hấp thụ nước là một giải pháp công nghệ hiệu quả đảm bảo giữ nước, không gây độc hại, an toàn với môi trường

  • Cỏ Ngọc Diệp – Giải pháp thảm cỏ hợp phong thủy

    1/ Nguồn gốc    Cỏ Ngọc Diệp là giống cỏ có nguồn gốc từ rừng nhiệt đới Amazon nam mỹ, Tên khoa học: Axonopus Compressus – thường được gọi là: Pearl Grass. Thuộc họ thực vật Hòa thảo – Poaceae. 2/ Đặc điểm sinh thái    Là cây thân thảo, mầm nhánh cỏ lan thành…