- Làm đất sâu, phơi khô nỏ khử nấm bệnh, côn trùng, tăng độ thoáng cho đất.
- Làm luống chống úng cho cây, bề mặt luống làm đất mịn để trồng cây giống.
- Bón lót phân lân và giá thể hữu cơ vi sinh sạch, đảo đều trên bề mặt luống.
- Trồng cây giống khoảng cách 30- 40 cm cho mỗi khóm (không nên trồng dày, luống cây trồng dễ bị nấm bệnh).
- Tưới đậm ngay sau khi trồng (nếu trời nắng to phải che lưới vài ba ngày) không được để bề mặt luống thiếu ẩm cây giống dễ chết do mất nước nhưng, tưới nhiều cây sẽ bị thối rễ. Nên Tưới nước: Tưới ngày hai lần, tưới vào buổi sáng và cuối buổi chiều để tránh cây bị cháy nắng, không tưới quá nhiều làm cây bị úng. Khi cây trưởng thành chỉ nên tưới một lần/ ngày.
- Có thể phun phân lân bón lá cho cây ngay sau trồng giúp cây kháng chịu khắc nghiệt, làm cứng cây và kích thích bộ rễ phát triển.
- Muốn trồng cây thành bụi hoa thì nên bấm ngọn ngay khi cây có khoảng 6 lá, nếu trồng hoa tết cắt cành thì nên nhặt lá gốc, mầm gốc để cây cao dồn sức cho các mầm hoa bên trên. Sau bấm mầm lần một, 15-20 ngày bấm tiếp lần 2, Lần bấm ngọn thứ 2 để lại từ 2-3 cặp lá ở trên mỗi nhánh.( đây cũng là giải pháp hãm hoa tết cho lần cuối cùng trước khi thu hoạch hoa tết là 50- 55 ngày).
- Phân bón: Bổ sung phân bón NPK giàu đạm khi cây được 15-20 ngày tuổi. Bổ sung NPK giàu lân khi cây khoảng 45- 50 ngày tuổi.
- Phòng trừ sâu bệnh cây: Hoa Thược dược thường bị sâu ăn lá, sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa nhưng nguy hại hơn cả là các loại nấm tấn công. Để Phòng nấm bệnh bạn nên dùng chế phẩm Zineb 0,1% hoặc Boocdo 0,5% để phun phòng, chữa bệnh. Trước những dịp sương nhiều, thiếu nắng, mưa phùn.
- Ghi chú:
- Thược dược là cây thân thảo mọng nước, cần khí hậu mát mẻ, nhiệt độ ưa thích từ 15 – 30 độ C. Nó cần độ ẩm cao nhưng không chịu được ngập úng.
- Loài cây này cần được chiếu nắng đầy đủ và trồng nơi thông thoáng gió .
- Cây cao, bông lớn nặng, cần phải cắm cọc giúp cây không bị gió xô đổ.
- Rắc vôi mặt luống, nhặt lá già, lá gốc để phòng chống nấm bệnh.
Công viên thực vật cảnh việt nam – Đào mạnh Hùng